Tìm hiểu các lỗi thường gặp và cách khắc phục đồng hồ đo xung (Pulse meter) của Autonics và Hanyoung

Gồm nhiều Series và nhiều kích thước như LP3, LP6, MP5W, MP5Y, MP5S … có thể hiển thị với nhiều thông số như tốc độ quay, tốc độ, tần số…sản phẩm có 16 chức năng hoạt động khác nhau. Các đồng hồ đo xung này được dùng trong các ứng dụng công nghiệp để đo và điều khiển các thông số chính xác nhất.

Đồng hồ hỗ trợ 16 chức năng hoạt động:

– Tần suất / vòng quay / tốc độ, tốc độ truyền, chu kỳ, thời gian truyền, khoảng thời gian, sai thời gian, tỷ lệ tuyệt đối, tỷ số lỗi, mật độ, lỗi, đo chiều dài 1, đo chiều dài 2, khoảng, tích lũy, gia tăng, cộng / trừ (ngõ vào lệch pha)

Đồng hồ hỗ trợ các tùy chọn theo mã đặt hàng cho ngõ ra như:

– Ngõ ra ba relay hoặc năm relay, ngõ ra năm NPN / PNP thường hở, ngõ ra dạng kỹ thuật số BCD, ngõ ra chuyển đổi analog PV (ngõ ra dòng 4-20mA), ngõ ra truyền thông RS485 RTU .

Hỗ trợ chương trình cài đặt chức năng:

– Chức năng Prescale, chức năng giám sát trễ, độ trễ, tự động về 0, chức năng khoá thông số . . . . . .

Hỗ trợ ngõ vào NPN, hoặc ngõ vào PNP (tiếp điểm/không tiếp điểm)

Dải hiển thị: -19999 đến 99999

Hỗ trợ cài đặt được nhiều đơn vị hiển thị: rpm, rps, Hz, kHz, sec, min, m, mm, mm/s, m/s, m/min, m/h, ℓ/s, ℓ/min, ℓ/h, %, counts, etc.

Chúng ta có các tùy chọn cho nguồn cấp thiết bị như:

Loại điện áp với dãy :100-240 VAC 50/60 Hz (loại AC)

Loại điện áp AC hoặc DC 24 VAC 50/60 Hz, 24-48 VDC (loại AC/DC)

Tùy theo các ứng dụng khác nhau mà chúng ta có thể kết hợp nhiều loại cảm biến trên một đồng hồ.

Ví dụ như hết hợp 1 encoder với 1 cảm biến quang hoặc 1 cảm biến từ, hoặc 1 cảm biến dung, hoặc 1 công tắc hành trình.

Chúng ta có thể kết hợp trên 1 đồng hồ với 2 cảm biến từ, 2 cảm biến dung, 2 cảm biến quang hoặc 2 công tắc hành trình.

Chúng ta cũng có thể chỉ sử dụng 1 cảm biến từ, 1 cảm biến dung, 1 cảm biến quang, 1 công tắc hành trình, 1 encoder . . .

Do có nhiều sự kết hợp và nhiều chức năng hoạt động nên khả năng xuất hiện lỗi của cảm biến thường hay xuất hiện hơn các đồng hồ khác.

Các lỗi thường gặp và cách xử lý

1/ Lỗi đấu sai điện áp

Do kỹ thuật chọn sai model đồng hồ hoặc đấu sai chân, nhớ sai màu dây, cấp nguồn không đúng, mất tập trung khi thực hiện thao tác, đọc sai tài liệu. . .

Lỗi này thường gặp trong các tủ điện có nhiều nguồn điện cùng sử dụng, tủ quá cũ mất hết thông số, các chân domino không được đánh số, tủ điện đã thay đổi so với thiết kế, các phần ký hiệu không còn hoặc thông số ký không còn đọc được nữa

Cách xử lý:

– kiểm tra kỹ thông số kỹ thuật của sản phẩm trước khi lắp đặt.

– Xem kỹ các sơ đồ dây chân, ký hiệu trên tủ.

– Sử dụng đồng hồ VOM đo lại các chân

– Đọc lại bảng vẽ của tủ điện, xem lại sơ đồ chân đánh trên đồng hồ

– Liên hệ với người quản lý, kỹ thật biết tủ điện chúng ta đang đấu nối,

– Hỏi thêm thông tin từ người vận hành máy xem có sự khác thường nào đã xãy ra với tủ.

– Trước khi lắp mới đồng hồ hoặc thay thế chúng ta cần chụp hình lại, ghi lại các thông số cần thiết, đánh dấu, ký hiệu lại các điểm chúng ta sẽ thao tác

Lỗi này thường xuất hiện do đấu sai sơ đồ chân

2/ Lỗi do môi trường làm việc.

Trong khu vực làm việc có nhiều bụi, nhiệt độ quá cao hoặc độ ẩm cao.

Nguyên nhân: môi trường làm việc không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của đồng hồ.

Hướng xử lý: Chúng ta tiến hàng che chắn lắp thêm các thiết bị hỗ trợ như quạt hút, điện trở sưởi ấm, thường xuyên vệ sinh tủ điện và thiết bị . . . .

3/ Lỗi ngõ vào

Có thể chúng ta còn cảm biến chưa phù hợp với chức năng, thông số kỹ thuất không tương thích với đồng hồ như số xung, điện áp, kiểu tín hiệu, khoảng cách lắp đặt, sai vị trí cảm biến . .

Nguyên nhân: Lỗi này thường do đấu sai chân, sai vị trí chức năng của cảm biến, do quá trình chọn cảm biến chưa phù hợp với chức năng, đồ gá thiết kế chưa phù hợp, mức tiêu thụ năng lượng của cảm biến lớn hơn công suất nguồn cấp của đồng hồ, có nhiễu trên đường tín hiệu cảm biến đưa về đồng hồ.

Hướng xử lý: Chúng ta kiểm tra lại hết thông số kỹ thuật của từng cảm biến có đúng với thiết kế không, kiểm tra lại vị trí chân nhận tín hiệu đã lắp đúng cảm biến chưa, kiểm tra lại điện áp nuôi cảm biến trên đồng hồ xem có dấu hiệu bất thường không, đo lại hết các dây dẫn ngõ vào xem có bị hư hại không, chúng ta không nên đi chung dây tín hiệu với dây điện nguồn động lực vì dễ làm nhiễu tín hiệu truyền về. . . .

4/ Lỗi ngõ ra.

Chúng ta thường thấy như chết relay, hư tiếp điểm, transistor quá tải thông mạch hoặc chết, không xuất được tín hiệu, tác động không đúng với yêu cầu

Nguyên nhân: có thể do relay or transistor làm việc qua tải so với thiết kế nhà sản xuất, cấp sai điện áp, cài đặt chưa đúng với yêu cầu, lắp sai sơ đồ chân,

Hướng xử lý: Chúng ta kiểm tra ampe trên từng ngõ ra, để an toàn hơn chúng ta có thể lắp qua relay trung gian, cần kiểm tra điện áp cấp vào ngõ ra đồng hồ xem có phù hợp không, kiểm tra tải của đồng hồ tránh tình trạng 1 ngõ ra mà có quá nhiều phụ tải. Vì dụ đồng hồ xung ngõ ra Transistor điện 12-24 VDC, dòng điện là 100mA vậy ta phải tìm tải nhận tín hiệu là PLC, ngõ vào biến tần, relay trung gian có điện áp tương tự và khả năng tiêu thụ năng lượng thấp hơn 100mA thi đông hồ mới hoạt động tốt ngõ ra không bị hư hại , (nếu tải lơn hơn chúng ta nên sử dụng thêm cấp trung gian là relay kiêng có mức tiêu thụ cuộn coil nhỏ hơn 100mA )

Nếu tải là khởi động từ chúng ta nên chọn thêm 1 cấp trung gian là relay kiếng dù cảm biến là ngõ ra transistor hay relay.

Chúng ta kiểm tra cực âm và dương thật chính xác trước khi đấu, tránh phân cực ngược.

5/ Kiểm tra chức năng cài đặt:

Lỗi đo tính toán các thông số để cài vào đồng hồ không đúng, chọn sai chức năng, chọn sai kiểu cảm biến, chưa cài hết các hàm cần thiết, đồng hồ không có chức năng như yêu cầu.

Nguyên nhân: có thể việc đo đạt phần cơ khí không chính xác nên tính toán thông số nhập vào đồng hồ không đúng, có đồng hồ có tới 16 chức năng nên có thể chúng ta chọn chưa đúng model yêu cầu. Có nhiều chức năng cần cài nhiều hàm mới chạy đúng, chúng ta còn thiếu các hàm cần cài đặt.

Hướng xử lý: Chúng ta đọc kỹ manual sản phẩm, cũng như các cảnh báo cần thiết trên sản phẩm, mọi thông số phải được ghi chép, chụp hình thật chính xác trước khi tính toán nhập vào đồng hồ, làm theo từng bước hướng dẫn trên manual tránh vội quá làm thiếu bước, nếu cần thiết liên hệ với nhà sản xuất hoặc đơn vị cung cấp để được hướng dẫn thêm.

6/ Các lỗi xuất hiện sau thời gian hoạt động:

Đồng hồ hiện thông số nhưng ngõ ra không có tín hiệu, trên màn hình chỉ xuất hiện số không hoặc các dòng chữ lạ, hiển thị thông số sai không đúng như lúc trước, màn hình không hiển thị tối đen dù có nguồn cấp vào. Có mùi lạ trong thiết bị . . .

Nguyên nhân: có thể ngõ ra đã hỏng hoặc màn có người đã cài lại thông số, có một vài linh kiện trong thiết bị đã hư, cảm biến đưa vào đồng hồ bị hư hoặc ngõ ra tín hiệu cấp vào đồng hồ bị chập chờn. có thể do nguồn cấp có vấn đề tăng áp đột ngột, sét đánh làm hư đồng hồ, có thể đồng hồ đang bị chạm chập bên trong . . .

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *